Chạy quảng cáo GDN là gì?
Quảng cáo GDN là một phần không thể thiếu của các chiến lược marketing. Nó được nhiều doanh nghiệp tận dụng để thâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm hiệu quả. Vậy, chạy quảng cáo GDN là gì và chúng có ưu nhược điểm như thế nào?
Quảng cáo GDN – Google Display Network là gì?
GDN là từ viết tắt của Google Display Network – một trong những kênh quảng cáo trực tuyến của Google. Quảng cáo GDN tồn tại dưới nhiều hình thức và được đặt ở hầu hết trang web của những đơn vị liên kết Google Adsense như: Dân Trí, Tuổi Trẻ, Zing, Youtube,… Cũng như hình thức chạy quảng cáo google adwords là gì mà chúng ta vẫn hay tìm hiểu.
Google Display Network có dạng banner, với các hình thức như: hình ảnh, video, text.
- Dạng hình ảnh: gồm ảnh tĩnh, ảnh gif, ảnh bộ,… nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng khi truy cập vào một trang web nào đó.
- Dạng video: là các dạng video quảng cáo ngắn
- Dạng chữ và số liệu: bao gồm những từ ngữ, chữ số hấp dẫn, nhưng rất ít được sử dụng vì kém hấp dẫn hơn 2 hình thức trên.
Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam chạy quảng cáo Google Display Network để quảng bá thương hiệu, sản phẩm chứ không phải để bán hàng như Google Ads hay Facebook Ads.
Chạy quảng cáo GDN có ưu và nhược điểm gì?
Theo nhiều doanh nghiệp, quảng cáo GDN không có tỉ lệ chuyển đổi ngay lập tức. Do đó, thường thì các công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xe hơi,… sử dụng. Bên cạnh ưu điểm thì quảng cáo GND cũng có những nhược điểm riêng.
Ưu điểm quảng cáo GDN
Một vài ưu điểm mà quảng cáo Google Display Network mang đến như:
- Đa dạng hình thức quảng cáo: ảnh tĩnh, GIF, text, video,…
- Dễ dàng thay đổi quảng cáo phù hợp với các chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp
- Độ phủ thương hiệu cao => tiếp cận được nhiều khách hàng
- Remarketing với những người đã từng truy cập vào website, từ đó giúp tăng khả năng mua hàng
- Gia tăng uy tín, tăng mức độ nhận diện thương hiệu
- Chi phí mỗi lần nhấp chuột rẻ hơn so với Google Ads Search
- Hỗ trợ cho SEO
Xem thêm: Cách tạo tài khoản google ads cho người mới bắt đầu
Nhược điểm của quảng cáo GDN
Tuy mang đến những lợi ích tuyệt vời nhưng quảng cáo GDN cũng có mặt hạn chế mà doanh nghiệp nên lưu ý khi sử dụng:
Có sự cạnh tranh cao với các đối thủ
Đối với những trang web chính thống, có độ tin cậy cao thì hầu hết các doanh nghiệp đều muốn quảng cáo GDN của mình xuất hiện trên đó. Vậy nên sức cạnh tranh giữa bạn và đối thủ sẽ vô cùng gay gắt. Điều này cũng dễ gây nhầm lẫn giữ các thương hiệu trong mắt khách hàng.
Không thể điều chỉnh được hành vi khách hàng
Khi độ xuất hiện của quảng cáo lớn thì đối tượng người dùng mà quảng cáo tiếp cận cũng rất đa dàn. Chính vì vậy nên chúng có thể gây phiền đến những người không có nhu cầu mua hàng.
Hiển thị quảng cáo khó kiểm soát
Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ngẫu nhiên ở bất cứ website nào đăng ký chạy GDN. Do đó, Ads cũng có thể xuất hiện ở các web độc hại gây ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn mặc dù Google đã cố gắng kiểm soát nhưng không thể chính xác hoàn toàn 100%.
Làm sao để tối ưu quảng cáo GDN?
Bạn đã biết chạy quảng cáo GDN là gì, vậy, làm sao để một chiến dịch thành công? Việc xác định ngân sách, địa điểm hiển thị, thời lượng,… là những yếu tố quan trọng mà bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng. Thường thì các doanh nghiệp sẽ sử dụng 2 hình thức chính của quảng cáo GDN là hình ảnh và video.
Trong đó, về phần hình ảnh bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Cài đặt giá thầu thông minh
- Nên chia thành nhiều nhóm quảng cáo để tương ứng với các mục tiêu giá thầu, hạn chế đối thủ
- Banner thiết kế đẹp với kích thước: 300 x 250, 160 x 600, 728 x 90, có thể bao phủ đến 90% mạng hiển thị
- Hình ảnh cần phù hợp với thông điệp và dựa trên nghiên cứu kỹ khách hàng
- Trang đích chứa nội dung cụ thể, hấp dẫn, có đầy đủ thông tin đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
- Banner không chứa quá nhiều text sẽ gây rườm rà, khó hiểu
Đối với quảng cáo dưới hình thức video, ảnh thumbnail nên để ở tỉ lệ 16:9 sẽ hiển thị hết được trên giao diện .Thường thì các video sẽ có hiệu quả tương tác cao hơn nên được sử dụng phổ biến hơn.
Ngoài ra, trong suốt thời gian chạy chiến dịch quảng cáo GDN, bạn nên quan sát thường xuyên để có sự đo lường hiệu quả cụ thể. Đổi banner để tránh nhàm chán hoặc đổi giá thầu với những trang có chuyển đổi tốt, tối ưu trang đích để người dùng có trải nghiệm tốt hơn cũng là những cách giúp bạn cải thiện chiến lược quảng cáo của mình.
Một trong những điểm hạn chế lớn nhất của GDN là bạn không thể kiểm soát được vị trí xuất hiện của quảng cáo. Thêm vào đó, đối thủ cũng có thể chạy Ads trên cùng một trang web với bạn tạo nên sự cạnh tranh cao.
Bạn đã biết chạy quảng cáo GDN là gì và những ưu nhược điểm của công cụ này ra sao. Hiện tại, nó vẫn được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm, thương hiệu, tìm kiếm khách hàng.Khi mà có rất nhiều hình thức quảng cáo đang bão hòa, thì GDN cũng là một điểm sáng, mang đến những giá trị tuyệt vời.