Google ads là gì? Bí kíp chạy Google Ads hiệu quả nhất 2021
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình thông qua Google Ads. Đây là một công cụ được sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ số. Vậy, Google Ads là gì và cách sử dụng như thế nào để mang về hiệu quả cao nhất trong năm 2021? Dưới đây là câu trả lời chi tiết nhất dành cho bạn.
Google Ads là gì?
Google Ads là gì? – tên gọi cũ là Adwords (viết tắt của cụm “Advertisement keywords”) được hiểu là “quảng cáo từ khóa”. Đây là một trong những dịch vụ thương mại điển hình của Google, có vai trò mạnh mẽ trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân đang kinh doanh.
Những người muốn quảng cáo sản phẩm và thương hiệu của mình sẽ đặt giá thầu cho các từ khóa nhất định để quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Hầu hết các nhà quảng cáo thường thanh toán theo hình thức PPC (pay-per-click: trả tiền cho mỗi lần nhấp). Để sử dụng Google Ads, bạn cần trả tiền cho Google để những quảng cáo được hiển thị ưu tiên trên công cụ tìm kiếm hoặc các trang web thuộc Google.
Bí kíp sử dụng Google Ads hiệu quả nhất năm 2021
Trong thời đại 4.0, bạn không chỉ nên biết về Google Ads là gì mà còn phải học cách sử dụng công cụ này thật hiệu quả. Đây chính là “sợi dây liên kết” quan trọng cần được tận dụng nếu muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Xác định rõ mục tiêu, lập kế hoạch ngay từ khi bắt đầu
Trước khi bắt đầu quảng cáo bằng Google Ads, bạn nên lập kế hoạch cụ thể và có định hướng rõ ràng. Điều này sẽ giúp các chiến dịch đi đúng hướng và bạn có thể theo sát mục tiêu kinh doanh, ví dụ như:
- Thu hút được nhiều khách hàng ghé thăm website
- Nâng cao CTR – tỷ lệ người truy cập
- Nâng cao hiệu quả quảng cáo, tăng doanh thu…
Sau khi xác định rõ mục tiêu thì hãy lập một bảng kế hoạch chi tiết để dễ dàng theo dõi hiệu quả quảng cáo. Đó là một bước marketing optimization mà bạn cần biết.
Lập danh sách các từ khóa chính
Những từ khóa (keyword) trong quảng cáo của Google sẽ khác với quảng cáo ở Instagram hay Facebook. Nó giống như một chìa khóa quan trọng nếu bạn muốn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng trên Google với mức chi phí thấp nhất.
Khi mới bắt đầu khởi tạo một chiến dịch, bạn hãy tổng hợp những từ khóa tối ưu nhất về:
- Thương hiệu
- Danh mục sản phẩm
- Đối thủ cạnh tranh
- Nhu cầu
Và tập hợp chúng lại với nhau theo: từ khóa dài, ngắn, cụm từ khóa, từ khóa thuật ngữ viết tắt,… Nếu lựa chọn chính xác các từ khóa và biết cách sử dụng chúng phù hợp thì cơ hội chạy quảng cáo thành công là rất cao. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể ưu tiên chạy quảng cáo cho các từ khóa dài, tuy lượng traffic vào website có thể ít, nhưng giá thầu PPC cũng sẽ thấp và tỉ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
Tuy nhiên khi chạy Google Ads, bạn có thể thêm các từ khóa chất lượng, loại bỏ những từ khóa không hiệu quả để tối ưu mẫu quảng cáo nhưng đừng nên giới hạn các từ khóa tìm kiếm.
Xác định thị trường mục tiêu, thời gian hiển thị quảng cáo
Việc xác định thị trường khách hàng mục tiêu đúng đắn sẽ làm chiến dịch quảng cáo của bạn thành công ngoài mong đợi. Điều này giúp hạn chế sự lãng phí, tiếp cận đúng đối tượng người dùng có nhu cầu và bạn chắc chắn rằng mình có thể phục vụ họ.
Bên cạnh đó, thời gian hiển thị quảng cáo cũng vô cùng quan trọng. Mỗi khoảng thời gian trong ngày sẽ có lượng tìm kiếm, truy cập của người dùng cao thấp khác nhau ở cùng một từ khóa trong chiến dịch. Kinh nghiệm xác định khung giờ “vàng” để chạy quảng cáo sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí đáng kể nhưng vẫn đảm bảo tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng.
Nên thử nghiệm nhiều mẫu quảng cáo
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân chỉ sử dụng duy nhất một mẫu quảng cáo Google Ads cho một chiến dịch, dùng cho cả năm. Nó khiến bạn bị lạc hậu và giảm khả năng cạnh tranh với đối thủ bởi thông tin mà người dùng tìm kiếm luôn thay đổi không ngừng. Chính vì vậy, sự sáng tạo phù hợp trong những mẫu quảng cáo khác nhau sẽ làm cho doanh nghiệp bạn có nhiều cơ hội tiếp cận với mục tiêu hơn là vẫn giữ nguyên một nội dung duy nhất.
Kết hợp với chiến dịch quảng cáo trên nhiều kênh khác
Ngoài quảng cáo tìm kiếm, Google Ads có rất nhiều dịch vụ khác nhau như:
- Quảng cáo hiển thị
- Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
- Quảng cáo Video (trên Youtube)
Khi chiến dịch quảng cáo xuất hiện trên nhiều kênh với nhiều hình thức thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn đọc về Google Ads là gì. Và nếu muốn sử dụng công cụ này thì bạn phải có những kỹ thuật riêng để mang đến thành công. Hi vọng bài viết về Google Ads là gì từ saiyan.com.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.